• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Luật Gia Minh Thịnh

  • Trang chủ
    • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
      • GÍA DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI 5,900,000đ
    • Tư vấn nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
      • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và thông báo thay đổi
      • THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH
    • Tư vấn thực hiện dự án đầu tư, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Tư vấn thực hiện các giấy phép con của doanh nghiệp(giấy phép lao động, thẻ tạm trú…)
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Thành lập doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    • Chứng nhận đầu tư
      • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ / HỒ SƠ TRÌNH TỰ
    • Xin chấp thuận góp vốn mua cổ phần
  • Thư viện pháp luật
    • LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
  • Liên hệ

SỞ HỮU TRÍ TUỆ & NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI QUYỀN BẢO HỘ

02/06/2021 by Gia Minh Lawfirm Để lại bình luận

sở hữu trí tuệ

Nội dung

  • I. ĐỊNH NGHĨA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  • II. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC BẢO HỘ NHƯ THẾ NÀO?
  • III. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  • IV. VẬY TẠI SAO PHẢI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
I. ĐỊNH NGHĨA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Nói đến sở hữu trí tuệ chúng ta có thể hiểu hoặc đã biết câu trả lời cho vấn đề này. Chúng ta biết rằng người sáng chế ra một sản phẩm, tác giả của một cuốn sách hoặc tác giả của một bản nhạc bằng cách này hay cách khác thường “sở hữu” sản phẩm của mình. Vậy chúng ta có thể hiểu việc sao chép hay sử dụng trái phép hoặc mua lại những sáng chế đó là hoàn toàn không hề dễ dàng mà không cần quan tâm tới người sở hữu chúng. Tương tự, các kiểu dáng công nghiệp nguyên gốc của các loại sản phẩm, những thứ tương tự, một cách tự nhiên, dường như thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Chi tiết hơn về sở hữu trí tuệ là khái niệm về Quyền tài sản. Vậy “Quyền tài sản” là chủ sở hữu quyền tài sản được tự do sử dụng quyền đó theo mong muốn của họ, miễn là việc sử dụng đó không trái pháp luật và có quyền ngăn cấm những người khác thực hiện những hành vi sử dụng như vậy đối với đối tượng thuộc quyền tài sản của họ.

Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” được dùng để chỉ các loại quyền tài sản bắt nguồn từ những thành quả sáng tạo trí tuệ của con người. Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” trong Công ước Thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (hoặc “WIPO”) chưa có được một định nghĩa chính thức. Các quốc gia thành viên soạn thảo Công ước này lựa chọn cách đưa ra một danh mục mang tính liệt kê các quyền liên quan đến:

Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát thanh truyền hình; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, các phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh; và “tất cả các quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học và văn học hoặc nghệ thuật”  

II. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC BẢO HỘ NHƯ THẾ NÀO?

Giả sử rằng khi chúng ta mua các sản phẩm được bảo hộ, thì một phần tiền chúng ta thanh toán sẽ thuộc về chủ sở hữu nó như một khoản đền bù cho thời gian, công sức sáng tạo cũng như tiền bạc mà họ đã bỏ ra để tạo ra sản phẩm đó.

Một trong những ví dụ cụ thể nhất là những sản phẩm về âm nhạc là một minh chứng rõ ràng nhất về quyền bảo hộ. Tất cả những ca khúc khi được tạo ra mà đã đăng ký quyền bảo hộ thì việc sử dụng ca khúc đó với mục đích biểu diễn, hay mục đích khác hoàn toàn phải được sự đồng ý của tác giả và bạn phải trả một khoản phí nhất định để sử dụng ca khúc đó.

III. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đối tượng chính bao gồm của Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Quyền tác giả (quyền về các tác phẩm nghệ thuật, văn học…)
  • Quyền liên quan (quyền các trương trình biểu diễn hay phát sóng…)
  • Sáng chế (sáng chế ra một sản phẩm về công nghệ và được bảo hộ bằng pháp luật về sáng chế)
  • Kiểu dáng công nghiệp (hình dáng của một sản phẩm như kiểu dáng của sản phẩm về bao bì hay chai, lọ…)
  • Nhãn hiệu (nhãn hiệu về dịch vụ hay tên về một sản phẩm thương mại)
  • Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh (các tuyên bố lừa dối chống lại một đối thủ cạnh tranh hoặc giả mạo một đối thủ cạnh tranh nhằm lừa dối khách hàng)
IV. VẬY TẠI SAO PHẢI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
  • Thứ nhất người chủ sở hữu sáng tạo ra sản phẩm của họ có được những lợi ích từ những công sức, nỗ lực mà họ phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm.
  • Thứ hai là bằng việc dành sự bảo hộ cho các tài sản trí tuệ, những nỗ lực sáng tạo trí tuệ như vậy sẽ được khuyến khích và các ngành công nghiệp dựa trên các sản phẩm sáng tạo như vậy có thể phát triển vì mọi người thấy rằng các sản phẩm như vậy mang lại sự đền bù về mặt tài chính.

Ví dụ cụ thể: Một công ty về dược phẩm đã giành nhiều thời gian chi phí để tạo ra một sản phẩm mới mang lại những ích lợi cho cộng đồng. Giả sử rằng nếu không có sự bảo hộ về độc quyền sáng chế, thì chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác hoàn toàn có thể copy để tạo ra sản phẩm giống y hệt. Và nếu như không có bảo hộ về nhãn hiệu thì công ty đó hoàn toàn không xây dựng được thương hiệu cho riêng mình. Nếu không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế và luật sở hữu trí tuệ thì các công ty dược như nêu trên sẽ không nỗ lực thử nghiệm trong việc tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. Như bạn có thể thấy trong ví dụ ngắn gọn này, nếu không có sự bảo hộ được nêu ở trên thì mọi người trên thế giới có lẽ đã không được khoẻ mạnh như hiện nay.

Quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể giúp mở rộng phạm vi bảo hộ đến những đối tượng khác như sự biểu hiện văn hoá bất thành văn và không được ghi âm của nhiều nước đang phát triển mà thường được biết đến dưới tên là văn hóa dân gian. Với sự bảo hộ như vậy, những đối tượng này có thể được khai thác vì lợi ích của quốc gia có nền văn hoá đó.

Chính vì vậy mà các quốc gia trên thế giới đã ban hành và ký kết các điều ước quốc tế hoặc khu vực về sở hữu trí tuệ. Nhằm mục đích Tạo động lực cho các hoạt động sáng tạo trí tuệ khác nhau thông qua việc dành sự bảo hộ cho các thành quả sáng tạo; Dành cho các nhà sáng tạo trí tuệ sự công nhận chính thức; Xây dựng cơ sở thông tin có ý nghĩa quan trọng; Tạo điều kiện để phát triển cả nền công nghiệp hoặc văn hoá nội địa và thương mại quốc tế thông qua các điều ước quốc tế  quy định về chế độ bảo hộ đa phương.

>>Bài viết tham khảo tại Cục sở hữu trí tuệ. Hi vọng bạn đọc có được những thông tin hữu dụng cho mình.

4.5 / 5 ( 2 bình chọn )

Thuộc chủ đề:Thư viện pháp luật

Nói về Gia Minh Lawfirm

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Dịch vụ

DẤU

CON DẤU & NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

hộ kinh doanh

ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH & THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ

WORK-PERMIT

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH SANG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

LDN-2020

THỦ TỤC CHIA, TÁCH CÔNG TY TNHH & CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LDN 2020 CÓ GÌ MỚI?

THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

THÔNG TIN MỚI NHẤT LDN 2021 VỀ VIỆC THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

Copyright © 2023 Luật Gia Minh Thịnh | Giới thiệu | Liên hệ | Dịch vụ