
Để hiểu được nội dung của bài viết chúng ta phải hiểu những vấn đề sau:
- Trọng tài thương mại là gì? (Trọng tài (Arbitration) và cụ thể hơn là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là phương thức giải quyết tranh chấp (Tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài )
- Trung tâm trọng tài quốc tế việt nam VIAC ( Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
Trong hoạt động kinh doanh không tránh khỏi việc xảy ra những tranh chấp, và thông thường việc giải quyết tranh chấp là các bên thương lượng hòa giải.
Tuy nhiên, trong trường hợp không giải quyết dc tranh chấp thì ngoài việc giải quyết trên tòa án truyền thống thì doanh nghiệp có thể giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC
Vậy làm sao để sử dụng trọng tài tại VIAC?
Để có thể khởi kiện tại VIAC thì giữa các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này thường được lập giữa các bên thông thường là một điều khoản trong hợp đồng, hoặc lập sau khi xảy ra tranh chấp.
Nếu một bên muốn khởi kiện ra VIAC thì phải nộp đơn khởi kiện tới VIAC (Lưu ý: chữ ký trong đơn khởi kiện phải là chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là tổ chức, chữ ký của cá nhân hoặc của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân, kèm theo đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác liên quan)
Trọng tài viên thứ nhất và thứ hai sẽ bầu tra chủ tịch hội đồng trọng tài, tạo ra hội đồng trọng tài hoạt động tương tự một hội đồng xét xử tại tòa án giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn.
Trọng tài viên không được hành xử như luật sư đối với bất kỳ bên nào, là người ở giữa lắng nghe quan điểm các bên, giải quyết tranh chấp dựa trên thỏa thuận các bên, quy định của pháp luật và chứng cứ.
Theo yêu cầu của một bên Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp. Các biện pháp đó là:
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
- Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằn ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến tố tụng trọng tài
- Kê biên tài sản đang tranh chấp
- Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một bên hoặc các bên tranh chấp
- Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ không công khai trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Nếu trong phiên họp các bên đã trình bày hết quan điểm cũng như chứng cứ mà các bên đã đưa ra thì Hội đồng trọng tài tuyên bố phiên họp giải quyết vụ tranh chấp này là phiên họp cuối cùng.
Sau khi kết thục phiên họp cuối cùng Hội đồng trọng tài sẽ không có nghĩa vụ xem xét lại tại liệu cũng như chứng cứ bổ sung nào.
Cuối cùng sẽ là phán quyết trọng tài tương đương với bản án có hiệu lực của tòa án tức là bản án sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị hoặc bản án phúc thẩm của tòa.
Phán quyết trọng tài là trung thẩm ràng buộc các bên và các bên không được kháng cáo phán quyết trọng tài.
Thời hạn của phán quyết đặt ra cho bên thua kiện phải thi hành tự nguyện thực hiện theo phán quyết. Nếu hết thời hạn mà bên thua kiện không thi hành hoặc thi hành không đủ nghĩa vụ thì bên thắng kiện có thể mang phán quyết trọng tài tới trực tiếp cơ quan thi hành án, cục thi hành án dân sự để yêu cầu cưỡng chế thi hành án mà không cần qua thủ thục công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài quy định tại Công ước New York năm 1958.
Bài viết trên chủ yếu đưa ra những điểm chính trong quy trình giải quyết, ngoài ra còn rất nhiều vấn đề chi tiết nhỏ các bạn có thể đọc thêm tại đây
[…] QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI […]