Chúng ta biết rằng Nguồn gốc xuất hiện hai từ “Nhãn Hiệu” đã xuất hiện cách đây rất nhiều năm trở về trước. Cụ thể vào thời kỳ cổ đại, những người thợ thủ công Ấn Độ đã khắc chữ của mình lên những tác phẩm nghệ thuật của mình trước khi gửi chúng sang các nước khác.
Sau khoảng thời gian đó đã xuất hiện hàng trăm “Nhãn Hiệu” khác nhau sử dụng cho đồ gốm sứ La Mã cụ thể là nhãn hiệu nổi tiếng thời kỳ đó “ FORTIS“.
Ngày nay, nhãn hiệu thường được viết tắt “TM” trong tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Cụ thể nhất chúng ta biết đến hai nhãn hiệu nổi tiếng mà ai cũng biết đó là : “CoCa CoCla” & “Pepsi CoLa”.
Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thì tầm quan trọng của Nhãn hiệu ngày càng được tăng lên. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia là tiền đề cho Nhãn hiệu càng trở nên quan trọng hơn.
Nhãn hiệu được sử dụng để giúp cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ, cũng như chất lượng và giá trị của chúng. Do vậy, nhãn hiệu có thể được coi là công cụ truyền thông được nhà sản xuất sử dụng để thu hút khách hàng.
Vậy Nhãn hiệu là gì?
“Nhãn hiệu về cơ bản là một dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một doanh nghiệp với những hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp khác“.
Hay nói cụ thể hơn: ” Nhãn hiệu là dấu hiệu đặc thù hoá hàng hóa của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với những hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh“
Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, chữ số hoặc bao bì, khẩu hiệu, tập hợp từ, biểu tượng,…
Ví dụ nhãn hiệu của The Coca-Cola Company ® là một minh chứng cụ thể.

Nói tóm lại thì nhãn hiệu dịch vụ cũng giống như nhãn hiệu hàng hóa, chỉ khác là nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho hàng hóa, trong khi nhãn hiệu dịch vụ thì bảo hộ cho dịch vụ. Nói chung, thuật ngữ nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Để có được một nhãn hiệu được biết đến và được đánh giá cao đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể và thường cần có thời gian. Bởi vậy, mối quan tâm của bất kỳ người nào muốn sử dụng một nhãn hiệu là phải bảo đảm rằng nhãn hiệu đó được bảo hộ như một phần tài sản trí tuệ có giá trị.
Cách thức phổ biến nhất để bảo hộ một nhãn hiệu là nhãn hiệu phải được đăng ký, và rất nhiều nước quy định đây là một điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tiên, nhãn hiệu phải được đăng ký, và một khi đã được đăng ký thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ, và chủ sở hữu nhãn hiệu đó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đăng ký không phải là cách duy nhất để bảo hộ một nhãn hiệu: ở một số nước, nhãn hiệu không đăng ký cũng được bảo hộ nhưng đó là hình thức bảo hộ không chắc chắn. Điều đó là do một nhãn hiệu không đăng ký sẽ không được bảo hộ cho tới khi nó có đủ tính phân biệt và danh tiếng trên thị trường mà để có được các yếu tố này có thể cần phải mất một thời gian dài sau khi đưa sản phẩm ra thị trường lần đầu tiên.
Vậy việc bảo hộ nhãn hiệu nó không chỉ là việc bảo hộ ở một vài quốc gia mà nó còn được bảo hộ trên toàn cầu nếu như bạn muốn đăng ký bảo hộ.
Bảo hộ trên phạm vi toàn cầu thì bạn phải đăng ký ở từng nước giống như đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ và phải được thông qua ở các quốc gia mà bạn đăng ký.
Tuy nhiên thực tế có một số khu vực lãnh thổ không được công nhận là một quốc gia và không thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, có một cơ chế quản lý hành chính nhất định ở những vùng lãnh thổ đó và có thể tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu ở lãnh thổ đó. Một ví dụ điển hình là Hồng Kông, – nơi có một hệ thống đăng ký nhãn hiệu độc lập với nước CHND Trung Hoa. Vì vậy, nếu muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình ở Hồng Kông thì phải theo thủ tục đăng ký của khu vực này.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã đóng góp những nỗ lực rất lớn vào việc làm cho các hệ thống đăng ký nhãn hiệu của quốc gia cũng như khu vực “dễ sử dụng” hơn bằng việc hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục.
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT) đã được thông qua năm 1994, trong đó quy định những thông tin mà công dân của các nước thành viên phải cung cấp và thủ tục mà họ phải thực hiện để đăng ký nhãn hiệu ở Cơ quan Nhãn hiệu của các nước thành viên khác.
Tựu chung lại qua phần trình bày phía trên thì:
” Nhãn hiệu cần phải có tính phân biệt và không được là một tên gọi chung hoặc đơn thuần chỉ mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ, từ “rau quả” không thể được đăng ký làm nhãn hiệu của siêu thị bởi vì nó mô tả các mặt hàng mà siêu thị bán. Bên cạnh đó, dấu hiệu này cũng không thể được đăng ký làm nhãn hiệu cho cà rốt, bởi vì đó là tên gọi chung của cà rốt. Mặt khác, từ “rau quả” lại có thể được đăng ký làm nhãn hiệu cho sản phẩm xe đạp bởi vì nó không hoặc rất ít liên quan tới xe đạp”.
” Nhãn hiệu thường đảm bảo một mức độ nhất quán về chất lượng – nó tốt hoặc tồi. Nhãn hiệu giúp bạn sử dụng kinh nghiệm của mình để trở lại với một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn mong muốn hoặc tránh những sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không mong muốn”.
Sở hữu trí tuệ & và những nội dung liên quan tới bảo hộ\
Trả lời