
Trong thủ tục tố tụng tòa án hay trọng tài thì chứng cứ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xem xét của tòa án hay hội đồng trọng tài.
Thực tế cho thấy rằng thông tin cung cấp của người làm chứng trong việc tranh chấp hay các báo cáo đánh giá khách quan cũng như các vấn đề về kỹ thuật hay chuyên môn cụ thể la nguồn chứng cứ rất quan trọng giúp cho Hội đồng trọng tài có cái nhìn cụ thể khách quan hơn, toàn diện hơn trong vấn đề tranh chấp.
Để từ đó đưa ra những quyết định một cách công bằng thuyết phục hơn, các vụ tranh chấp tại VIAC diễn ra ngày càng phức tạp hơn kể cả yếu tố pháp lý, hay có sự tham gia nhiều hơn của người làm chứng, có sự tham gia của nhiều luật sư hơn
Ghi nhận có sự tham gia nhiều hơn của người làm chứng với các thủ tục đăc trưng hơn của trọng tài quốc tế với người làm chứng như thủ thục phỏng vấn, thẩm tra chéo, phỏng vấn các chuyên gia làm chứng
Về mặt quy định thì việc khai thác nguồn chứng cứ được điều chỉnh tại Luật trọng tài Thương mại 2010 và luật tố tụng trọng tài của VIAC. Theo đó người làm chứng sẽ được các bên mời hoặc một số trường hợp đặc biệt được hội đồng trọng tài triệu tập đến tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
Tuy nhiên có thể thấy các Quy định này chỉ dừng ở vấn đề thủ tục trong khi đó việc khai thác lời khai của người làm chứng đòi hỏi các kỹ năng, cách thức nhất định phụ thuộc vào người làm chứng cũng như tinh chất của vụ tranh chấp
- Thực tế người làm chứng tại trọng tài diễn ra như thế nào?
- Những thông tin có được từ người làm chứng được xử lý đánh giá ra sao?
- Thực tiễn sử dụng người làm chứng trong tố tụng trọng tài?
Tất cả câu hỏi đó sẽ được các luật sư diễn giả hay trung tâm trọng tài VIAC đưa ra dưới đây:
- Về khuôn khổ pháp lý dựa trên:
- Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế 2006
- Luật trọng tài thương mại 2010
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Quy tắc trọng tài UNCITRAL 2013
- Quy tắc trọng tài VIAC 2017
- Luật mềm- Soft law
2. Lựa chọn, tiếp cận và thuyết phục người làm chúng, chuẩn bị cho người làm chứng, thẩm tra người làm chứng, đánh giá lời khai báo cáo của người àm chứng
3. Tài liện tham khảo: Luật mẫu UNCITRAL 2006, Viện trọng tài Anh, Sổ tay của trọng tài quốc tế, Trích note của các trung tâm trọng tài quốc tế, Trang web về Hướng dẫn kỹ năng tranh tụng trọng tài quốc tế, dự thảo các chuyên đề nghiên cứu “ Chứng cứ trong tố tụng trọng tài”
4. Các vấn đề được nêu ra của việc người làm chứng
- Theo khuôn khổ pháp lý VN, các bên có quyền tự tham vấn ý kiến chuyên gia hay chỉ HĐTT mới có quyền này? >> Theo như luật trọng tài thương mại đã được nước CHXHCNVN thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 chỉ rõ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài luôn luôn phải có đủ tố chất để một mặt bảo đảm sự ổn định và hiệu lực cuar phán quyết, bảo đảm tính chung thẩm của phán quyết trọng tài và ràng buộc các bên, suy cho cùng tạo niềm tin của các bên vào kết quả giải quyết tranh chấp; mặt khác là do áp lực từ phía những lợi ích công trước khả năng sai lầm của việc giải quyết tranh chấp bởi những lý do của trọng tài viên. Suy cho cùng đó là sự đòi hỏi của nguyên tắc giải quyết tranh chấp công bằng chính vì vậy Luật trọng tại thương mại 2010 quy định thẩm quyền của HĐTT chia ra các loại thẩm quyền sau: Thẩm quyền do các bên trao cho Hội đồng, Thẩm quyền do Pháp luật quy định; Thẩm quyền do chính Hội đồng quyết định cho mình
- Tại sao vai trò quan trọng của người làm chứng chuyên gia chưa thực sự phổ biến trong tố tụng trọng tài tại VN? Chúng ta có thể thấy người làm chứng tại tố tụng trọng tài ở VN mới chỉ phổ biến trong một vài năm mới đây, nguyên nhân chính chưa phố biến vì do yếu tố về văn hóa
- Điều 45 (fact finding) & 47 (witness summon) Luật trọng tài thương mại 2010 có phù hợp với Điều 27 luật mẫu UNCITRAL? Nội dung hai Điều này có nhiều điểm chưa thực sự tương đồng với nhau
- Vì sao khuôn khổ pháp lý VN về trọng tài thương mại không có quy định tương tự với điều 27 quy tắc trọng tài UNCITRAL, hay điều 108 của bộ luật TTDS 2015 về người làm chứng và đánh giá chúng cứ?
- Xu hướng lạm dụng Điêu 46 & 47 luật trọng tài thương mại 2010 của các bên tranh chấp dẫn đến bất lợi gì khi ra trọng tài quốc tế?
- Luật sư ở VN phải làm gì để khắc phục điểm yếu trong vấn đề thẩm tra người làm chứng?
Chúng ta có thể kết luận rằng Người làm chứng trong các vụ kiện trọng tài quốc tế tại Việt Nam mới chỉ thực sự phổ biến trong những năm gần đây và trong tương lai vấn đề này sẽ được ghi nhận nhiều hơn của người làm chứng hay cũng như có sự tham gia nhiều hơn của các Luật sư Việt Nam.
Trả lời