• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Luật Gia Minh Thịnh

  • Trang chủ
    • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
      • GÍA DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI 5,900,000đ
    • Tư vấn nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
      • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và thông báo thay đổi
      • THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH
    • Tư vấn thực hiện dự án đầu tư, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Tư vấn thực hiện các giấy phép con của doanh nghiệp(giấy phép lao động, thẻ tạm trú…)
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Thành lập doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    • Chứng nhận đầu tư
      • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ / HỒ SƠ TRÌNH TỰ
    • Xin chấp thuận góp vốn mua cổ phần
  • Thư viện pháp luật
    • LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
  • Liên hệ

LUẬT QUỐC TẾ & LUẬT QUỐC GIA (Google, Microsoft, Amazon có phải là chủ thể của LQT?)

24/12/2020 by Gia Minh Lawfirm Để lại bình luận

ly hon

Chắc chắn ai học về luật chắc đều nắm được khái niệm của hai hình thức Pháp Luật này, nhưng để đi sâu tìm hiểu chi tiết về nó thì chúng ta khó có thể nắm vững chắc chắn về nó.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những thông tin cần thiết nhất để có thể phân biệt được và nó có mối liên quan như thế nào.

Nội dung

  • LUẬT QUỐC TẾ LÀ GÌ
  • MỐI QUAN HỆ LQT VỚI LUẬT QUỐC GIA
    • CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
    • CÁC TẬP ĐOÀN NHƯ : GOOGLE. MICROSOFT, AMAZON LIỆU CÓ PHẢI LÀ NHỮNG CHỦ THỂ CỦA LQT?

LUẬT QUỐC TẾ LÀ GÌ

Trong tiếng Việt, thuật ngữ Luật quốc tế được sử dụng thống nhất, được coi là một ngành luật đặc biệt có nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt, chủ yếu là quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Ở Việt Nam thường gọi Luật quốc tế là Công pháp quốc tế, cũng là nhằm để phân biệt nó với Tư pháp quốc tế.

Luật quốc tế hiện đại là những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quôc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau và trong những trường hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.

Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ liên quốc gia theo nghĩa rộng của từ này. Tức là đó là các mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… mà chủ yếu là quan hệ mang tính chất chính trị.

MỐI QUAN HỆ LQT VỚI LUẬT QUỐC GIA

Luật quốc tế với luật quốc gia là 2 hình thức pháp luật khác nhau, độc lập với nhau, song song tồn tại.

Giữa Luật quốc tế với luật quốc gia có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau.

a. Sự tác động qua lại:

Sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa Luật quốc tế với luật quốc gia là mối quan hệ khách quan và do các yếu tố sau chi phối:

  • Sự thống nhất giữa chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.
  • Quốc gia vừa là chủ thể xây dựng pháp luật trong nước vừa là chủ thể xây dựng pháp Luật quốc tế.
  • Quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.

Nội dung của sự tác động qua lại:

  • Pháp luật quốc gia ảnh hưởng đến sự phát triển, quyết định đến quá trình xây dựng và thực hiện Luật quốc tế.
  • Ảnh hưởng trở lại của Luật quốc tế đến sự phát triển và hoàn thiện Pháp luật quốc gia.

b. Quan hệ giữa quy phạm pháp Luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia.


Là sự chi phối của nguyên tắc Pacta Sunt Servanda tới ứng xử của quốc gia khi áp dụng các quy phạm pháp Luật quốc tế.

CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp Luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi chính nó gây ra.

Quyền năng chủ thể Luật quốc tế là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của Luật quốc tế.


Thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ pháp Luật quốc tế tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa các quốc gia với chủ thể được quốc gia tạo ra là các tổ chức liên quốc gia.

Các chủ thể cơ bản

  • Quốc gia là chủ thể cơ bản của Luật quốc tế hiện đại.
  • Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết là chủ thể của Luật quốc tế hiện đại.
  • Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế hiện đại.

CÁC TẬP ĐOÀN NHƯ : GOOGLE. MICROSOFT, AMAZON LIỆU CÓ PHẢI LÀ NHỮNG CHỦ THỂ CỦA LQT?

Trả lời:

Các tập đoàn kể trên đều là những tập đoàn đa Quốc Gia, vậy nó nằm trong chủ thể của LQT thuộc Tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Tổ chức liên chính phủ, hay đôi khi còn gọi là tổ chức chính phủ quốc tế, là một tổ chức bao gồm chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền (hay các nước thành viên) hay các tổ chức liên chính phủ khác. Thường thì tổ chức liên chính phủ được gọi là tổ chức quốc tế dù rằng khái niệm này có thể hàm nghĩa cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế như các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia.

Các tổ chức liên chính phủ (TCLCP) là một khía cạnh quan trọng của công pháp quốc tế. Chúng được thành lập dựa trên các hiệp định (đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại diện pháp lý (tức các chính phủ) của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp định, từ đó tạo lập tư cách pháp nhân cho TCLCP.

Xét về mặt pháp lý, cần phân biệt các TCLCP với những nhóm hoặc liên minh quốc gia giản đơn, ví dụ tổ chức G8 hoặc Bộ tứ Trung Đông. Lý do là vì những nhóm này tự lập ra mà không dựa trên bất cứ một văn bản mang tính pháp lý cao nhất nào và chúng chỉ đóng vai trò như những nhóm đặc trách.

>> Chính vì vậy các tập đoàn như Google, Microsoft, Amazon chính là chủ thể của LQT

Hiện tại có hơn 250 TCLCP trên toàn thế giới và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Đó là nhờ tiến trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng và khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa giúp TCLCP phát triển dễ dàng hơn nhờ sự gia tăng của quan hệ quốc tế trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự cũng như ở phạm vi nội địa. Về mặt kinh tế, các TCLCP giành thêm các nguồn lực cả vật chất và phi vật chất cho sự thịnh vượng kinh tế. Về mặt chính trị, các TCLCP cung cấp môi trường chính trị ổn định trong phạm vi một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Về mặt quân sự, các liên minh quân sự thiết lập các tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo an ninh cho các thành viên cũng như phòng tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.

Để có thêm những thông tin khác bạn đọc có thể đặt câu hỏi dưới phần bình luận hoặc truy cập tại đây để có thể xem những thông tin hữu ích khác

3.5 / 5 ( 4 bình chọn )

Thuộc chủ đề:Thư viện pháp luật

Nói về Gia Minh Lawfirm

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Dịch vụ

DẤU

CON DẤU & NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

hộ kinh doanh

ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH & THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ

WORK-PERMIT

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH SANG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

LDN-2020

THỦ TỤC CHIA, TÁCH CÔNG TY TNHH & CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LDN 2020 CÓ GÌ MỚI?

THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

THÔNG TIN MỚI NHẤT LDN 2021 VỀ VIỆC THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

Copyright © 2022 Luật Gia Minh Thịnh | Giới thiệu | Liên hệ | Dịch vụ