• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Luật Gia Minh Thịnh

  • Trang chủ
    • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
      • GÍA DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI 5,900,000đ
    • Tư vấn nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
      • Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và thông báo thay đổi
      • THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH
    • Tư vấn thực hiện dự án đầu tư, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Tư vấn thực hiện các giấy phép con của doanh nghiệp(giấy phép lao động, thẻ tạm trú…)
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Thành lập doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
    • Thay đổi đăng ký kinh doanh
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    • Chứng nhận đầu tư
      • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ / HỒ SƠ TRÌNH TỰ
    • Xin chấp thuận góp vốn mua cổ phần
  • Thư viện pháp luật
    • LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
  • Liên hệ

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ

14/06/2021 by Gia Minh Lawfirm Để lại bình luận

kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng của sở hữu trí tuệ. Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp được đưa ra cùng với những lợi ích có thể thu được từ việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Nội dung

  • Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì?
  • Kiểu dáng công nghiệp khác với nhãn hiệu như thế nào?
  • Tại sao lại phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
  • Vậy ngoài lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì chủ sở hữu còn có được những lợi ích nào khác?
  • Cụ thể vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như thế nào?
  • Thời hạn bảo hộ ?
Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là khía cạnh trang trí hay thẩm mỹ của một sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm các yếu tố ba chiều như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm hoặc yếu tố hai chiều như họa tiết, đường nét hoặc màu sắc.

Kiểu dáng công nghiệp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp: từ đồng hồ, đồ trang sức và các đồ xa xỉ khác đến các dụng cụ kỹ thuật và y tế; từ đồ gia dụng và thiết bị điện tử đến phương tiện giao thông và kết cấu kiến trúc, từ kiểu dáng hàng dệt may đến đồ dùng giải trí như đồ chơi và các các phụ kiện cho vật nuôi…

Kiểu dáng công nghiệp khác với nhãn hiệu như thế nào?

Thứ nhất: Cụ thể thể hiện chủ yếu ở chỗ kiểu dáng công nghiệp được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản phẩm – yếu tố không cần phải có tính phân biệt . Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả các loại dấu hiệu nhìn thấy được nhưng luôn luôn phải là dấu hiệu có tính phân biệt vì nhãn hiệu luôn luôn phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Do đó chức năng và cơ sở của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hoàn toàn khác nhau.

Thứ hai : Đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khác với đối tượng được bảo hộ sáng chế, chủ yếu là do kiểu dáng công nghiệp phải liên quan đến hình dạng của đối tượng và không được quyết định bởi các yêu cầu bắt buộc về mặt kỹ thuật hoặc chức năng. Trái lại, đối tượng được bảo hộ sáng chế được quyết định bởi yếu tố chức năng của một sản phẩm hoặc quy trình vì đối tượng đó phải là một “sáng chế”.

Tại sao lại phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Thực tế chúng ta thấy rằng khi một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng có quyền chống lại việc sao chép trái phép hoặc giả mạo của các bên thứ ba. Nói cách khác, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có quyền ngăn cấm các bên thứ ba sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang hoặc thể hiện kiểu dáng là bản sao của kiểu dáng được bảo hộ, nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.

Vì kiểu dáng công nghiệp là các khía cạnh mang tính thẩm mỹ và mang tính thu hút của một sản phẩm, do đó kiểu dáng công nghiệp bổ sung giá trị thương mại cho sản phẩm và tạo điều kiện cho việc tiếp thị và thương mại hoá sản phẩm.

Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia, để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp cần phải có tính hấp dẫn về mặt thị giác. Điều này có nghĩa là các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.

Vậy ngoài lợi ích của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì chủ sở hữu còn có được những lợi ích nào khác?

Câu trả lời là có: Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được hưởng lợi thông qua việc khai thác phát triển sản phẩm của họ họ và việc bảo hộ bảo đảm cho họ cơ hội thu hồi vốn đầu tư một cách hợp lý.

Tuy nhiên, người tiêu dùng và công chúng  nói chung cũng được hưởng lợi vì việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh và hoạt động thương mại trung thực,khuyến khích sự sáng tạo và nhờ đó  tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng và thu hút về mặt thẩm mỹ.

Ngoài ra, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đưa sự sáng tạo vào lĩnh vực công nghiệp và sản xuất,  góp phần mở rộng các hoạt động thương mại và tăng khả năng xuất khẩu cho các sản phẩm quốc gia.

Vậy nên, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung. Một đặc điểm đáng chú ý nữa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là chúng có thể được phát triển và bảo hộ một cách tương đối đơn giản và không tốn kém.  Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các họa sĩ và thợ thủ công đơn lẻ tại những nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Cụ thể vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như thế nào?

Ở hầu hết các quốc gia trên phạm vi toàn cầu, thì việc để được bảo hộ theo luật của quốc gia đó thì kiểu dáng công nghiệp phải được đăng ký. Theo nguyên tắc chung, để được đăng ký, kiểu dáng công nghiệp phải ‘mới’ hoặc “nguyên gốc”.Các nước có quy định khác nhau về tiêu chuẩn tính mới và tính nguyên gốc cũng như thủ tục đăng ký. Cụ thể, có nước có quy định và có nước không có quy định về việc thẩm định hình thức và thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đặc biệt là việc thẩm định tính mới và tính nguyên gốc của kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng bằng phương pháp công nghiệp (áp dụng công nghiệp).   

Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp phải áp dụng được đối với sản phẩm, hai chiều cũng như ba chiều.

Về nguyên tắc, kiểu dáng công nghiệp phải được công bố trước hoặc sau khi đăng ký. Điều này tùy thuộc vào luật của từng quốc gia và trong một số trường hợp còn phụ thuộc vào quyết định của người nộp đơn.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng đăng ký kiểu dáng công nghiệp không phải là cách thức bảo hộ duy nhất. Nếu các điều kiện liên quan được đáp ứng, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được bảo hộ theo luật quyền tác giả hoặc luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thời hạn bảo hộ ?

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở các nước cũng khác nhau nhưng thường là 5 năm và có thể được gia hạn và ở hầu hết các nước, thời hạn bảo hộ tổng cộng tối đa có thể lên tới 15 đến 25 năm. Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là 10 năm.

Phụ thuộc vào luật quốc gia cụ thể và loại kiểu dáng, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ như một tác phẩm theo luật quyền tác giả. Tại một số nước, việc bảo hộ kiểu dáng và bản quyền có thể tồn tại song song. Điều đó có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo hai hình thức này. Tại một số nước khác, hai hình thức bảo hộ này loại trừ lẫn nhau: chủ sở hữu chỉ được chọn một trong hai hình thức bảo hộ, tức là nếu chủ sở hữu chọn hình thức bảo hộ này thì không được chọn hình thức bảo hộ kia nữa.

Trong một số trường hợp nhất định, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng sự bảo hộ và các chế tài sẽ khác nhau theo các hình thức bảo hộ khác nhau.

Theo nguyên tắc chung và  phù hợp với Công ước Paris, sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được giới hạn ở quốc gia nơi mà sự bảo hộ được yêu cầu hoặc được cấp. Nếu muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nhiều nước thì các đơn đăng ký (hoặc nộp lưu) quốc gia riêng biệt phải được nộp và thông thường thủ tục ở mỗi nước cũng khác nhau. Tuy vậy, Thoả ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp giúp bạn đơn giản hoá thủ tục này.

Tựu chung lại bài viết trên tóm tắt được gần như toàn bộ về vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hi vọng bạn đọc có được những thông tin hữu dụng. Nội dung bài viết tham khảo tại Cục SHTT Việt Nam.

Các bài viết liên quan:

Quyền tác giả và những vấn đề liên quan;

SHTT& nội dung liên quan đến quyền bảo hộ;

4 / 5 ( 1 bình chọn )

Thuộc chủ đề:Thư viện pháp luật

Nói về Gia Minh Lawfirm

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Dịch vụ

DẤU

CON DẤU & NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

hộ kinh doanh

ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH & THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ

WORK-PERMIT

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH SANG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

LDN-2020

THỦ TỤC CHIA, TÁCH CÔNG TY TNHH & CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LDN 2020 CÓ GÌ MỚI?

THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

THÔNG TIN MỚI NHẤT LDN 2021 VỀ VIỆC THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKDN

Copyright © 2023 Luật Gia Minh Thịnh | Giới thiệu | Liên hệ | Dịch vụ