
Vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi về hạn mức tín dụng trong HD mua bán hàng hóa.
Dưới đây là tình huống của một doanh nghiệp gửi đến:
Kính gửi Gia Minh Thịnh Lawfirm.
Tôi có tình huống muốn hỏi sau đây: Công ty tôi thường bán hàng cho khách hàng theo hình thức gối đầu. Tức là sau khi khách hàng thanh toán xong lô hàng trước thì chúng tôi sẽ bán tiếp lô hàng sau. Số tiền cho khách hàng nợ gối đầu như vậy lâu nay trong hợp đồng ghi là “hạn mức tín dụng”. Nói chung thời gian qua chưa có trường hợp thắc mắc nào. Tuy nhiên nay có một khách hàng mới đề nghị sửa từ “hạn mức tín dụng” thành “hạn mức giao hàng”. Chúng tôi cảm thấy băn khoăn, có điều gì đó chưa đúng về mặt pháp lý. Vậy xin quý luật sư vui lòng giải thích và tư vấn giúp là việc điều chính từ “hạn mức tín dụng” thành “hạn mức giao hàng” có hợp lý không? Xin chân thành cám ơn?
Trả lời:
“Tín dụng” là thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Được hiểu là việc cho vay – vay giữa tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng (ngân hàng) và khách hàng. Còn “hạn mức tín dụng” có thể hiểu là mức tối đa của khoản tín dụng mà phía cho vay có thể cho khách hàng vay. Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa, Bên bán cho Bên mua nợ một khoản tiền hàng, đây thực chất không phải là quan hệ tín dụng. Thực tế là Bên bán cho Bên Mua nợ tối đa tới một giá trị X nào đó. Nếu quá giá trị X này thì Bên bán sẽ tạm dừng việc giao hàng cho đến khi Bên mua thanh toán được phần vượt của X. Theo Chúng tôi, nếu Bên bán muốn sử dụng thuật ngữ “Hạn mức tín dụng” trong Hợp đồng mua bán hàng hóa thì nên có phần định nghĩa rõ ràng trong Hợp đồng để tránh phát sinh những giải thích sai khác gây ra tranh chấp không đáng có giữa các Bên.
Trả lời