
LDN 2020 chính thức được Quốc hội thông qua với 10 chương 218 điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Hướng tới sự phát triển của nền kinh tế hiện đại việc tạo môi trường kinh doanh sôi động và thuận lợi thì sự phát triển cũng như bền vững của doanh nghiệp là điều cốt lõi.
Chính vì vậy LDN 2020 đã có những điểm mới, một trong những đổi mới đó là phải hoàn thiện doanh nghiệp nhà nước.
Dưới đây là bài viết phân tích đánh giá một số điểm mới của LDN 2020 trong quy định về doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở so sánh với LDN 2014.
1.Vậy đầu tiên phải cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là chủ trương và đặt vị trí hàng đầu của Đảng và Chính Phủ.
Tại nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/06/2017 của hội nghị trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại. đổi mới nâng cao hiêu quả Doanh nghiệp nhà nước đã nêu rõ về quan điểm chỉ đạo:”DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế là tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của DNNN”
Xuất phát từ yêu cầu đó, LDN 2020 đã đưa ra nhiều quy định mới và tiến bộ điều chỉnh về loại hình DNNN trên cơ sở thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của nghị quyết số 12-NQ/TW.
Đây là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN dựa trên cơ sở khắc phục những hạn chế, bất cập đã tồn tại rất lâu trong LDN 2014.
- Đầu tiên về khái niệm doanh nghiệp nhà nước, trong LDN 2020 đã có sự thay đổi về khái niêm DNNN so với LDN 2014.
Theo quy định của LDN 2014 “ DNNN là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” Nhưng trong LDN 2020 thì “DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”
Như vậy chúng ta có thể thấy theo cách định nghĩa của LDN 2014 so với LDN 2020 đã có sự khác biệt. Cụ thể LDN 2020 đã xác định rõ DNNN gồm:
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó những doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trương hợp này bao gồm: Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ nhóm công ty mẹ-công ty con; công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có biểu quyết. Theo đó những doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong trường hợp này bao gồm:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con; Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Tóm tắt lại chúng ta có thể hiểu với cách định nghĩa của LDN 2020 thì để được xem là DNNN thì doanh nghiệp này phải do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có biểu quyết và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH.
Điểm mới trên sẽ giúp cho doanh nghiệp nhà nước thu hút được vốn đầu tư có cơ hội thực hiện các kênh huy động vốn linh hoạt đa dạng, tiếp cận nhanh chóng các nguồn lực từ khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu và phát triển của doanh nghiệp
2. Điều thứ hai về hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên
So với LDN 2014 thì LDN 2020 đã bỏ đi quy định thành viên hội đồng thành viên phải làm theo chế độ chuyên trách. Đồng thời, thay vào đó “trừ Chủ tịch hội đồng thành viên , thành viên khác của hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu”
Về tiêu chuẩn và điều kiện đối với hội đồng thành viên tại DNNN, LDN 2020 bổ xung thêm các đối tượng không được xem xét bổ nhiệm vào hội đồng thành viên. Ngoài các trường hợp được quy định tại điều 92 LDN 2014 thì những đối tượng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN 2020 cũng sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí thành viên hội đồng thành viên tại các DNNN.
Việc mở rộng thêm các đối tượng không được xem xét bổ nhiệm vào vị trí thành viên hội đồng thành viên tại các DNNN là điều cần thiết, điều này sẽ giúp loại bỏ được những trường hợp không đáp ứng được tiêu chuẩn, năng lực, sức khỏe hoặc có khả năng mang lại những rủi roc ho DNNN.
Bài viết tham khảo dựa trên LDN 2014 và LDN 2020 tại thư viện pháp luật các bạn có thể tìm đọc thêm những thông tin xoay quanh luật doanh nghiệp cũng như rất nhiều thông tin có ích khác.
Để lại cây hỏi hay những bình luận phía dưới nếu các bạn thấy bài viết đúng với nội dụng bạn muốn tìm hiểu.
[…] bài viết doanh nghiệp nhà nước và những điểm mới cũng đã nêu rõ việc sửa đổi về khái niệm “doanh nghiệp nhà nước’’ […]